Thông tư 78/2021/TT-BTC có quy định riêng thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng. Vì thế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cần lưu ý quy định này để đảm bảo hóa đơn hợp pháp, hợp lệ. Cùng Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice tìm hiểu chi tiết tại bài chia sẻ hôm nay
1. Quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ theo Nghị định 123
Tại Điều 9 Nghị định 123 có quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ, cụ thể:
- Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
>>> Tìm hiểu chi tiết: Nghị định 123/2020/NĐ-CP
2. Quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng
Căn cứ vào khoản 3 Điều 6 Thông tư 78/2021/TT-BTC, đối với doanh nghiệp, cơ quan cung cấp dịch vụ ngân hàng thì ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa 2 bên kèm theo chứng từ hoặc bảng kê có xác nhận của 2 bên. Tuy nhiên, thời hạn lập hóa đơn chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ.
Nếu doanh nghiệp, cơ quan cung cấp số lượng lớn dịch vụ và phát sinh thường xuyên cần có thời gian đối soát dữ liệu giữa ngân hàng và bên thứ 3 có liên quan (tổ chức thanh toán, tổ chức thẻ, các tổ chức khác) thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên. Thời hạn chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ.
3. Thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78
Căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Thông tư 78/2021/TT-BTC:
“Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này và của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.”
Tuy nhiên, để nhanh chóng phủ sóng hóa đơn điện tử trên cả nước, Tổng cục Thuế đã đưa ra kế hoạch triển khai hóa đơn điện tử theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 từ 11/2021 đến tháng 3/2022: Triển khai hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh thành Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Định.
- Giai đoạn 2 từ 4/2022-7/2022: Triển khai hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh thành còn lại.
Như vậy, tính đến nay, hầu hết các doanh nghiệp tại 6 tỉnh, thành chuyển đổi hóa đơn điện tử giai đoạn 1 đã áp dụng thành công hóa đơn điện tử. Trong số đó có tới hơn 110.000 doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh lựa chọn sử dụng và cực kỳ hài lòng về dịch vụ hóa đơn điện tử EasyInvoice của SoftDreams.
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ EASYINVOICE
Video hướng dẫn đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice theo TT 78/2021/TT-BTC
>> Hướng dẫn: 05 bước đăng ký chuyển đổi HĐ ĐT sang Thông tư 78/2021/TT-BTC
Trong quá trình tìm hiểu, sử dụng hóa đơn điện tử EasyInvoice các bạn gặp vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline:1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
0 nhận xét: